Cúm theo mùa là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Có 4 loại virus cúm thông dụng là cúm A, B, C và D
Cúm theo mùa là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Có 4 loại virus cúm thông dụng là cúm A, B, C và D
1. Virus cúm A
Virus cúm A có thể lây nhiễm cho người và các loài động vật khác như cá voi, hải cẩu, ngựa, chim, lợn,… Ngược lại, ở các loài chim hoang dã thì đây là vật chủ tự nhiên của loại virus này. Chỉ một phần nhỏ các phân nhóm cúm A (H1N1, H1N2 và H3N2) hiện đang xuất hiện diện rộng ở người.
2. Virus cúm B
Virus cúm B gây ra phổ bệnh giống như cúm A nhưng ít gây ra đại dịch. Sở dĩ như vậy vì có thể do phạm vi vật chủ hạn chế của virus (chỉ có con người và hải cẩu)
3. Virus cúm C
Virus cúm C khác với virus cúm A và B. Nhiễm virus cúm C gây ra bệnh hô hấp nhẹ (so với các loại virus đường hô hấp thông thường khác) và không được cho là gây ra dịch bệnh. Theo các nghiên cứu về tỷ lệ huyết thanh, gần như tất cả người trưởng thành đều bị nhiễm virus cúm C. Các biến chứng ở đường hô hấp dưới rất hiếm và hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh.
4. Virus cúm D
Virus cúm D là loại virus cúm duy nhất ảnh hưởng chủ yếu đến gia súc và thường lây lan sang các loài khác.
Virus cúm lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người khác bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng nhiễm virus cúm:
Lúc đầu, triệu chứng nhiễm virus cúm có thể giống như triệu chứng của cảm lạnh (sổ mũi, hắt hơi, đau họng. Hầu hết những người bị nhiễm virus cúm có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp có nguy cơ bị biến chứng, lúc này người bệnh cần đi đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
Các triệu chứng nguy hiểm:
Nếu người bệnh có các triệu chứng cấp cứu của bệnh cúm do virus cúm gây ra thì cần đến bệnh viện để chữa trị. Đối với người lớn, các triệu chứng khẩn cấp có thể bao gồm:
Khó thở hoặc thở ngắn;
Chóng mặt liên tục;
Co giật;
Suy nhược nghiêm trọng hoặc đau cơ;
Đau ngực;
Môi hoặc móng chân chuyển sang màu xám hoặc xanh;
Cơ thể mất nước;
Các chỉ số cơ thể xấu đi(huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ….).
Các triệu chứng cấp cứu ở trẻ em giống tất cả các triệu chứng gặp ở người lớn.
Biến chứng thường gặp của virus cúm:
Bản thân virus cúm có thể gây ra các biến chứng hoặc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cho phép vi khuẩn lây nhiễm vào các bộ phận khác nhau trong cơ thể:
Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thời tiết nồm ẩm, thuận lợi cho viruts cúm phát triển mạnh và lây lan nhanh. Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện tốt các nội dung sau:
Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.
Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.
Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi người dân cần đến cơ sở y tế để được khám, xử trí, tư vấn kịp thời tránh để tình trạng bệnh nặng gây biến chứng nguy hiểm.
Nguồn cục y tế dự phòng- Bộ y tế.
Người đưa tin: Phạm Thị Phương Hà